Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Tổng hợp những 'bệnh' thường gặp trên hệ thống điện ở xe PKL tại Việt Nam

Việc đấu nối lại hệ thống điện cần người thợ có kinh nghiệm và hiểu biết vững chắc về hệ thống điện trên mô tô. Bởi mỗi thương hiệu xe lại có cách quy định màu dây và hệ thống điện có thể khác biệt.

Những 'bệnh' thường gặp trên hệ thống điện ở xe PKL tại Việt Nam - ảnh 3

Hệ thống điện, nhất là hệ thống đánh lửa và các cụm điều khiển, cảm biến là một trong những bộ phận quan trọng ảnh hưởng tới vận hành của xe máy (PKL).

Hệ thống điện trên xe là một tập hợp các mạch điện kết nối giữa các cảm biến, các cụm xử lý điện tử truyền tín hiệu tới bộ phận chấp hành. Thông thường, người dùng thường bỏ quên việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện trên xe cho tới khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng hoặc gặp sự cố với hệ thống này.

Trên các dòng xe phân khối lớn, ngoài hệ thống đánh lửa còn có nhiều hệ thống điện liên quan tới các tính năng điện tử ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe như hệ thống phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo, hệ thống cảm biến và bơm xăng, hệ thống kiểm soát khí thải, bướm ga điện tử....
  • Bạn là một fan hâm mô của hãng Xe Mercedes ? Hãy đến ngay website An Du Mercedes  để chiêm ngưỡng những mẫu xe Ôtô Mercedes mới nhất và cập nhật những bài đánh giá chi tiết nhất!

Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, cùng với giao thông ô nhiễm nhiều khói bụi là nguy cơ khiến các bộ phận của hệ thống điện có thể gặp trục trặc hoặc hư hỏng.

Ngoài ra, rất nhiều người dùng còn can thiệp vào hệ thống điện như cài đặt lại chế độ đánh lửa, cấp nhiên liệu và cảm biến khí thải khi thay thế các bộ phận nâng cao hiệu suất động cơ, "độ" đèn chiếu sáng hoặc lắp thêm các món phụ kiện "đồ chơi". Tuy nhiên, việc tự ý điều chỉnh các hệ thống điện cũng gây ra nguy cơ gặp sự cố khi xe vận hành. Không những trình độ của người thợ không đồng bộ với quy chuẩn của nhà sản xuất, mà việc thay thế hay bổ sung các phụ tùng điện còn ảnh hưởng tới công suất làm việc của các chi tiết nguyên bản.

Các sự cố thường xuyên gặp trên các dòng xe PKL lớn là mất tín hiệu điện do các đầu kết nối bị bụi bẩn bám, đứt dây do có tác động. Đôi khi, một số xe còn bị đoản mạch, chập mạch gây nên hiện tượng quá tải, thậm chí cháy nổ vì những mối nối (nguyên bản hoặc do thợ độ chế) gây nên nguy hiểm cho người dùng.

Do đó, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện định kì là công việc nên làm để đảm bảo an toàn cho biker trên những hành trình dài. Công việc này cũng không quá phức tạp, giúp chủ xe tiết kiệm chi phí khi hạn chế sự cố và kéo dài tuổi thọ làm việc của các chi tiết trên xe.

Bơm nhiên liệu - một chi tiết quan trọng của hệ thống cấp nhiên liệu trên xe PKL được điều khiển điện là chi tiết cần kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên vì điều kiện giao thông khói bụi và đôi khi do chất lượng nhiên liệu không đồng đều.

Sạc điện có chức năng chuyển dòng và nạp điện cho ắc-quy. Nếu bộ phận này làm việc không đúng công suất, điện năng trên xe sẽ cạn kiệt dần, không đủ cho hệ thống điện trên xe làm việc ổn định.

Trên đồng hồ trung tâm của xe thường có nhiều đèn báo hiển thị chỉ tình trạng vận hành của các hệ thống điện. Đây cũng là hệ thống cần kiểm tra thường xuyên để người dùng có thể nắm bắt được tình trạng vận hành của xe.

Thông thường, nên kiểm tra hệ thống điện đình kì sau 4 tháng hoặc 10.000km khi có điều kiện. Công việc chủ yếu là kiểm tra các đầu cắm kết nối, các cực tiếp xúc, kiểm tra dây, đo dung lượng bình ắc-quy, đo sạc, kiểm tra hệ thống điện tử và hoạt động của các thiết bị quan trọng để kịp thời phát hiện dấu hiệu hư hỏng.

Nếu phát hiện có dấu hiện hư hỏng, nên kiểm tra và khắc phục ngay, tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác của hệ thống điện. Nên tới các trung tâm bảo hành chính hãng hoặc các trung tâm dịch vụ có uy tín để thay thế, bảo dưỡng các chi tiết này.

 Hệ thống điện nguyên bản được bọc bằng ống nhựa, cao su và băng dính vải theo chất lượng của nhà sản xuất có khả năng cách nhiệt và chống nước. Các dây điện bị đấu nối lại dễ dàng nhận ra thông qua cách đấu dây và quấn băng dính phổ thông rẻ tiền.

 Kiểm tra các chân tiếp xúc, vệ sinh định kì để đảm bảo hoạt động ổn định, tránh hiện tượng 'mô-ve điện' gây hư hại các cực tiếp xúc và các bộ phận.

 Đo dung lượng ắc-quy để dự đoán tình trạng vận hành cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu sự cố.

 Các đầu nối tiếp xúc với ECU, cầu chì tổng là các bộ phận trung tâm của hệ thống điện trên xe.

Các đầu dây đấu nối lại không đúng quy chuẩn dễ dàng bị cháy do chập điện, dễ gây nên cháy khi bắt lửa vào nhiên liệu trên xe.

Việc đấu nối lại hệ thống điện cần người thợ có kinh nghiệm và hiểu biết vững chắc về hệ thống điện trên mô tô. Bởi mỗi thương hiệu xe lại có cách quy định màu dây và hệ thống điện có thể khác biệt.

Dây dẫn thường bị đứt do tác động của ngoại lực, gây nên hiện tượng chập, dễ phát sinh cháy nổ
Dòng Xe Mercedes
Bảo Dưỡng Ôtô
Thị Trường Ôtô
Thông Tin Tin Tức
Người Đẹp Và Ôtô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét